TRIẾT
LÍ VÀ MỤC TIÊU
Mục đích của
sách là cung cấp cho người đọc kiến thức
cơ bản về đặc tính, hoạt động và
giới hạn của thiết bị bán dẫn. Để
thu được những kiến thức này, về
cơ bản người học phải có hiểu biết
thấu đáo về các quá trình vật lí xảy ra trong vật
liệu bán dẫn. Mục tiêu của sách là mang cơ học
lượng tử, lí thuyết lượng tử của
vật rắn, vật lí vật liệu bán dẫn, và vật
lí thiết bị bán dẫn lại với nhau. Tất cả
những nội dung này là cần thiết để hiểu
về hoạt động của các thiết bị bán dẫn
trong hiện tại và những sự phát triển trong
tương lai của chúng.
Lượng kiến thức vật lí
được đưa vào trong tài liệu này nhiều
hơn những cuốn sách giới thiệu về thiết
bị bán dẫn khác. Mặc dù tầm bao quát của sách
hơi rộng nhưng tác giả nhận thấy rằng một
khi người đọc đã nắm vững kiến thức
nền tảng và những kiến thức về vật liệu
thấu đáo thì vật lí thiết bị bán dẫn sẽ
tiếp theo một cách hoàn toàn tự nhiên và có thể
được hiểu một cách nhanh chóng và dễ
dàng. Sự nhấn mạnh những
kiến thức vật lí cơ bản sẽ có lợi
trong việc hiểu và thiết kế những thiết bị
bán dẫn mới.
Bởi vì mục đích của tài liệu
này là giới thiệu lí thuyết về thiết bị bán
dẫn, nên có rất nhiều lí thuyết nâng cao đã bị
bỏ qua. Thêm vào đó, những quá trình chế tạo không
được mô tả chi tiết. Có vài thảo luận
chung về kĩ thuật chế tạo chẳng hạn
như khuếch tán và cấy Ion, nhưng ở đây cần
nhớ rằng những kết quả của quá trình chế
tạo này có tác động trực tiếp đến
đặc tính của thiết bị.
ĐIỀU
KIỆN TIÊN QUYẾT TRƯỚC KHI ĐỌC SÁCH
Sách này dành cho sinh
viên năm III và năm IV. Điều kiện tiên quyết
để hiểu tài liệu này là kiến thức toán học
cao cấp, đặc biệt là phương trình vi phân (chỉ
yêu cầu đã học sơ qua để biết tra cứu
dạng nghiệm của mỗi loại phương trình);
vật lí đại cương, đặc biệt là tĩnh
điện học; và các môn vật lí hiện đại,
đặc biệt là cơ học lượng tử (Chỉ
yêu cầu người học biết sơ lược về
cơ học lượng tử vì trong tài liệu cũng
nhắc lại những kiến thức cơ học
lượng tử cần thiết). Nếu người
đọc đã học qua khóa học nhập môn về mạch
điện tử thì sẽ rất hữu dụng nhưng
nó cũng không cần thiết ở đây.
CÁCH
SẮP XẾP TRONG SÁCH
Sách bắt đầu
từ giới thiệu kiến thức vật lí đến
quá trình vật lí trong vật liệu bán dẫn và sau đó
đề cập đến vật lí thiết bị bán dẫn.
Chương I giới thiệu cấu trúc tinh thể của
chất rắn, hướng đến vật liệu bán
dẫn đơn tinh thể lí tưởng. Chương 2
và 3 giới thiệu cơ học lượng tử và lí
thuyết lượng tử của chất rắn, chúng là
những kiến thức vật lí cơ bản.
Chương 4 đến chương 6 đề
cập đến quá trình vật lí trong vật liệu bán
dẫn. Chương 4 giới thiệu quá trình vật lí
trong bán dẫn ở trạng thái cân bằng; chương 5
nói về hiện tượng vận chuyển hạt tải
điện trong bán dẫn. Sau đó, đặc tính của
hạt tải điện ngoại lai không cân bằng
được xây dựng trong chương 6. Kiến thức
về hành vi của hạt tải điện ngoại lai
trong bán dẫn là cần thiết để hiểu về
các quá trình vật lí trong thiết bị bán dẫn.
Vật lí thiết bị bán dẫn cơ bản
được xây dựng từ chương 7 đến
chương 13. Chương 7 đề cập đến
các quá trình điện trong tiếp xúc p-n cơ bản. Tiếp
xúc kim loại-bán dẫn, cả chỉnh lưu và không chỉnh
lưu, và tiếp xúc dị thể bán dẫn cũng
được khảo sát trong chương 9, trong khi đó
chương 10 nói về transistor lưỡng cực.
Transistor hiệu ứng trường kim loại-oxit-bán dẫn
được giới thiệu trong chương 11 và 12, và
chương 13 đề cập đến JFET. Khi đã học
qua chương tiếp xúc p-n, người đọc có thể
học bất cứ chương nào trong các chương
nói về các loại transistor vì các chương này được
xây dựng độc lập với nhau. Chương 14 khảo
sát thiết bị quang học và cuối cùng chương 15
đề cập đến thiết bị bán dẫn dùng
trong các mạch công suất.
Chú ý: Những phần
được đánh dấu * có nghĩa là bạn có thể
bỏ qua chúng mà vẫn có thể hiểu những phần
sau.